1800 9400

Free calling charges

Vạn Vật Kết Nối (IoT) - Những điều cần biết về IoT
6/18/2019 1:05:18 PM

Internet Of Things” đang là một chủ đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là một khái niệm tuy mới nhưng không chỉ có khả năng tác động đến cuộc sống của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc.  Tuy nhiên, Internet Of Things là gì và cụ thể tác động của nó như thế nào? Có rất nhiều điều phức tạp xung quanh Internet Of Things,tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ chỉ tập trung vào những thông tin cơ bản nhất.

Internet Of Things (IoT) là gì? Những điều cần biết về IoT

Internet Of Things hay còn gọi là “IoT” là một phần mở rộng đầy sức mạnh của internet vượt ra ngoài máy tính và điện thoại đến nhiều thiết bị và môi trường khác. Những thứ “được kết nối” đó, được sử dụng để thu thập thông tin và gửi lại thông tin hoặc là cả hai. Internet Of Things cho phép các doanh nghiệp và mọi người kết nối nhiều hơn với thế giới xung quanh và thực hiện nhiều tác vụ cao cấp và có ý nghĩa hơn.

Vậy Internet Of Things là gì?

Internet Of Things (IoT) theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là “Vạn vật kết nối”, ám chỉ khả năng kết nối nhiều thiết bị với nhau trong cùng một mạng. Trong đó, các thiết bị, phương tiện kết nối và thiết bị thông minh được gắn các thiết bị điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành và khả năng kết nối mạng giúp cho các thiết bị này có thể thu và nhận tín hiệu.

Với Internet Of Things, người sử dụng có thể quản lý các thiết bị từ bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc thiết lập chúng tự động hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn bằng điện thoại hoặc máy tính. Bên cạnh đó, IoT còn có thể giao tiếp giữa các thiết bị máy móc với nhau, hạn chế tác động của con người. Tuy nhiên chúng thường chỉ sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng.

Hiểu theo cách đơn giản hơn:

Bạn đang đọc bài viết này bằng phương tiện gì: điện thoại, máy tính bảng, hay laptop, PC….dù là thiết bị nào đi chăng nữa thì chắc chắn một điều là nó đang được kết nối Internet đúng không nào.

Trước đây, điện thoại của bạn chỉ có thể nghe, gọi và nhắn tin thôi, nhưng giờ đây bạn còn có thể đọc sách, lướt facebook và xem bất kỳ bộ phim, bài hát nào bạn muốn. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số ít ỏi những điều tuyệt vời mà điện thoại thông minh có thể làm được.

Mấu chốt là khi một thiết bị có thể kết nối internet, nó có thể làm nhiều việc đáng kinh ngạc, chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này ở máy tính và điện thoại thông minh.

Internet Of Things hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là có thể kết nối mọi thứ với internet.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem qua Video này nhé: 


Lịch sử hình thành “kết nối vạn vật”

“Kết nối  vạn vật” lần đầu được nhắc đến trong bài thuyết trình của Kevin Ashton vào năm 1999 khi muốn đưa tần số ID (RFID) gây chú ý với P&G và ông gọi nó trong bài thuyết trình của mình là Internet Of Things để kết hợp với xu hướng tuyệt vời vào năm 1999 đó là: Internet.

Cuốn sách When Things Start to Think (Khi mọi thứ bắt đầu suy nghĩ) của giáo sư Neil Gershenfeld tại MIT xuất bản vào năm 1999 đã không sử dụng thuật ngữ IoT nhưng cung cấp một tầm nhìn rõ ràng về vai trò của IoT.

IoT đã phát triển từ sự hội tụ của các công nghệ không dây, hệ thống vi điện tử (MEMS), Microservice và Internet. Dù được Ashton đề cập đầu tiên nhưng ý tưởng này đã có trước đó vào năm 1970 dưới tên gọi “Nhúng vào Inetrnet và điện toán lan tỏa”.

Thiết bị IoT đầu tiên trên thế giới là một máy Coke tại đại học Carnegie Mellon vào đầu những năm 1980. Nhờ vào Internet mà các lập trình viên có thể kiểm tra trạng thái của máy và xác định xem liệu máy này có nước uống không trước khi đến.

IoT phát triển nhờ sự giao tiếp giữa máy với máy (M2M) tức là chúng sẽ giao tiếp với nhau thông qua mạng mà không cần sự tương tác của con người.

IoT là một mạng với hàng tỉ thiết bị từ đó kết nối con người, hệ thống và các ứng dụng để thu thập, chia sẻ dữ liệu.

Lợi ích mà IoT mang lại là gì?

IoT mang lại rất nhiều những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp như:

  • Ứng dụng vào việc giám sát quá trình kinh doanh
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
  • Nâng cao năng suất của nhân viên
  • Tích hợp và điều chỉnh mô hình kinh doanh
  • Đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn, giúp tăng doanh thu
  • Với IoT các công ty sẽ suy nghĩ lại cách họ tiếp cận doanh nghiệp, thị trường và cung cấp cho họ các công cụ để cải thiện chiến lược kinh doanh.

Đối với các cá nhân, IoT cũng mang đến nhiều lợi ích khác nhau:

  • Giúp giám sát và bảo vệ tài sản
  • Tự động thực hiện các công việc thường ngày
  • Giúp cuộc sống trở nên thoải mái và an toàn hơn
IoT giúp cuộc sống con người thoải mái hơn
IoT giúp cuộc sống con người thoải mái hơn

Ứng dụng của Internet Of Things là gì?

IoT có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

Trong y tế, IoT có thể giúp giám sát bệnh nhân kỹ hơn hoặc quản lý thuốc men tự động.

Trong nông nghiệp, có thể ứng dụng thiết lập hệ thống tưới tiêu tự động, kiểm soát độ ẩm và sự phát triển của cây cối.

Đặc biệt ngày nay IoT được ứng dụng khá nhiều trong các hệ thống nhà thông minh bằng cách có thể thiết lập tự động bật/tắt các thiết bị điện trong nhà như: đèn, hệ thống sưởi, máy lạnh thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng…

Ngoài ra các thiết bị ứng dụng IoT còn có thể thu thập dữ liệu và hệ thống phân tích dữ liệu người dùng để xử lý các tình huống cụ thể. Ví dụ: phát hiện và báo động khi có trộm vào nhà hoặc báo cho người nhà biết khi có người thân gặp vấn đề, hoặc gửi cảnh báo khi phát hiện hỏa hoạn…

Hiện nay, nhiều văn phòng thông minh có thiết lập các ngữ cảnh như tự động bật/tắt các thiết bị điện trong văn phòng, điều  khiển tự động rèm, màn cửa, máy chiếu, điều hoà… giúp tối ưu sử dụng và tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, các thiết bị IoT còn được ứng dụng trong việc xây dựng mô hình thành phố thông minh ví dụ như có thể điều chỉnh đèn giao thông để phân luồng xe hợp lý hơn, kiểm tra và thông báo độ ồn, độ ô nhiễm…

IoT có đảm bảo tính riêng tư hay không?

Bảo mật trong IoT vẫn còn là một bài toán cần phải giải quyết
Bảo mật trong IoT vẫn còn là một bài toán cần phải giải quyết

Mọi thứ khi được kết nối với Internet đều có một điểm yếu đó chính là có thể bị hack và các thiết bị IoT cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là đối với các thiết bị giám sát. Thay vì bạn đang giám sát ngôi nhà của mình thì ai đó cũng đang giám sát bạn qua chính thiết bị của bạn.

Hoặc giả các thiết bị có thể thu âm và ghi lại toàn bộ hoạt động, đời sống riêng tư của bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó những bí mật riêng tư của bạn bị tiết lộ?

Một báo cáo từ SAMSUNG có biết nhu cầu bảo mật thiết bị kết nối vào năm 2020 là rất quan trọng. Tài liệu cho biết “có một mối nguy hiểm rất rõ ràng là công nghệ đang chạy trước cuộc chơi“. Công ty cho biết, hơn 7.3 tỉ thiết bị cần đảm bảo bảo mật bởi các nhà sản xuất trước năm 2020.

Trong tương lai, các thiết bị IoT cần phải chú trọng khả năng bảo mật của mình để có thể mang lại sự riêng tư cho người sử dụng.

Tương lai cho IoT là gì?

Hiện nay, cho dù bạn đang sở hữu một ngôi nhà thông minh với nhiều giải pháp đa dạng như như đèn led thông minh, camera thông minh, cảm biến chuyển động….thì bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng IoT vẫn đang còn rất sơ khai.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, xu hướng IoT trong tương lai sẽ phát triển rất mạnh:

  • Bain & Company dự kiến doanh thu phần cứng và phần mềm IoT hàng năm sẽ vượt quá 450 tỷ đô la vào năm 2020.
  • McKinsey & Company ước tính IoT sẽ có tác động 11,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.
  • IHS Markit tin rằng số lượng thiết bị IoT được kết nối sẽ tăng 12% mỗi năm để đạt 125 tỷ vào năm 2030.
  • Gartner đánh giá rằng 20,8 tỷ thứ được kết nối sẽ được sử dụng vào năm 2020, với tổng chi tiêu cho các thiết bị và dịch vụ IoT đạt 3,7 nghìn tỷ đô la.

Tóm lại

Internet of Things là một sự đột phá của công nghệ, nó giúp mọi thứ có thể trở nên thông minh hơn với khả năng kết nối vô tận giúp cho con người ngày càng thoải mái hơn trong cuộc sống này và không phải đụng tay đụng chân mọi thứ nữa. Tuy nhiên vấn đề bảo mật vẫn là vấn đề nhức nhối và cần được phải có những biện pháp hiệu quả hơn trong tương lai.

(OnSky Sưu Tầm & Tổng hợp)


Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)

Địa chỉ: Số 2, Đường Tiên Phong 3, Khu Công Nghệ Cao Mapletree, P. Hoà Phú,
TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Holine: 1900 9400 - 0274 2220222

Email: cskh@vntt.com.vn

Website: www.vntt.com.vn



CTB