Trong một vài năm gần đây, cả xã hội đều tìm kiếm thông tin về chủ đề: Cách mạng 4.0; Kinh tế 4.0, Cách mạng công nghiệp 4.0…
Vậy thực sự thì Cách mạng 4.0 là gì? Nó như thế nào? Liệu nó giúp gì cho những Doanh nghiệp Việt thời hiện đại?
Cùng tìm hiểu chi tiết.

Cách mạng 4.0
Mục lục [Ẩn]
1. Cách mạng công nghiệp là gì?
Theo Wikipedia, Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; với sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, kỹ thuật.
Có tất cả 4 cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại:
2. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp.

Lịch sử hình thành cách mạng 4.
Ảnh trên minh họa rõ ràng nhất về lịch sử các cuộc cách mạng đã qua:- 1.0: Cách mạng với động cơ đốt trong: Khoảng thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, xuất phát từ nước Anh, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Các động cơ hơi nước là dạng nguyên thủy đầu tiên của cuộc cách mạng 1.0 thời bấy giờ.
- 2.0: Cuộc cách mạng động cơ điện: Khoảng những năm (1871-1914) với sự xuất hiện các ngành; Hóa chất, dầu mỏ, thép, điện lực. Các động cơ đốt trong, động cơ điện là đại diện tiêu biểu của giai đoạn này.
- 3.0: Bắt đầu khoảng những năm 1960 với sự xuất hiện của Internet; máy tính; tự động hóa. Cách mạng công nghiệp 3.0 đã thay đổi hầu hết cách con người làm việc, giao tiếp và kinh doanh.
- 4.0: Bắt đầu từ thế kỷ 21. Cuộc cách mạng 4.0 lần này dựa trên những trụ cột chính (như hình minh họa).
Trong mỗi giai đoạn của cách mạng công nghiệp, xã hội luôn tiến hóa không ngừng. Cuộc sống, cách thức làm việc, kinh doanh đều thay đổi mạnh mẽ.
Nếu các Doanh nghiệp hiện đại không nắm bắt kịp thời, rất dễ bị bỏ lại, thậm chí phá sản.
3. Cách mạng 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?

Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng 4.0 tập trung nghiên cứu để tạo ra những đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm… Lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano.
Hiện tại, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, trong quá trình thực hiện cách mạng 4.0, các quốc gia cũng phải đối mặt với không ít những rào cản.
4. Thách thức của cách mạng 4.0

Trang thiết bị máy móc công nghệ 4.0
Doanh nghiệp: Khó khăn trong đầu tư mở rộng, nâng cấp công nghệ, thuê nhân sự chất lượng cao. Nhiều nơi cố giữ lại mô hình hoạt động như cũ. Mất lợi thế cạnh tranh, chi phí cao, sản phẩm chất lượng kém là những khó khăn những Doanh nghiệp này sẽ gặp phải.
Người lao động: Công việc .sẽ dần bị máy móc thay thế. Họ phải tự nâng cao năng lực của chính mình, nếu không sẽ bị loại bỏ.
Chính phủ: Cần có tầm nhìn lớn, dài hạn, tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới.
Thách thức về bảo mật dữ liệu cũng là nỗi bận tâm của hầu hết mọi người.
5. Lợi ích của cách mạng 4.0
Mặc dù có nhiều thách thức lớn, nhưng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại những lợi ích to lớn.

Lợi ích cách mạng công nghiệp 4.0
- Sản xuất nhanh, tốn ít sức người hơn. Dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.
- Con người được làm những việc vui vẻ, hấp dẫn hơn, không bị nhàm chán. Những thứ khác để máy làm.
- Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.
- Kiểm soát tốt chất lượng, quy trình sản xuất sản phẩm.
- Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.
- Con người được phục vụ tốt hơn, nhanh và chính xác hơn.
6. Những chuẩn bị tốt nhất cho cách mạng công nghiệp 4.0
Đối với cá nhân:
Liên tục cập nhật thông tin, kiến thức mới. Những kiến thức này bắt buộc phải để phục vụ công việc tốt hơn. Tự nâng cao trình độ, tay nghề để đáp ứng cho công việc.
Đối với Doanh nghiệp:
Cần mạnh dạn thay đổi để nắm bắt cơ hội nâng cao hiệu quả công việc. Đầu tư công cụ giúp tự động hóa kinh doanh. Song song với đó, Doanh nghiệp cũng cần đào tạo nhân lực để đáp ứng những thay đổi của thời cuộc.
Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (VNTT)
Địa chỉ: Số 2, Đường Tiên Phong 3, Khu Công Nghệ Cao Mapletree, P. Hoà Phú,
TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Holine: 1900 9400 - 0274 2220222
Email: cskh@vntt.com.vn
Website: www.vntt.com.vn
st.
CTB