1800 9400

Free calling charges

VNTT đồng hành cùng giải pháp giáo dục: J-SMART Edu “Học thông minh, phát triển toàn diện”
9/14/2020 9:49:00 AM

Được sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân và Sở giáo dục đào tạo tỉnh Bình Dương, dự án giảng dạy thông minh Smart Education của VNTT và OCG (NTT eAsia) đã chính thức đưa vào triển khai thực tế vào đầu tháng 9 năm 2020 với tên gọi J-smart Edu.

Việc triển khai giải pháp giáo dục thông minh (Smart Education) là một trong số các hoạt động nhằm góp phần hiện thực hóa Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” của Chính phủ và thực hiện Đề án Thành phố thông minh Bình Dương.

Với phương châm “Học thông minh – Phát triển toàn diện”, J-smartEdu cung cấp phần mềm giảng dạy thông minh, thiết bị phòng học hiện đại, tạo cảm hứng cho các em trong việc khám phá, tư duy và phát triển khả năng làm việc theo nhóm. Mô hình giáo dục thông minh này hướng đến đối tượng học sinh tại các trường Tiểu học và THCS, trong đó áp dụng các ứng dụng CNTT mới nhất đã được triển khai thành công tại nhiều trường học ở Nhật Bản.

Theo mô hình này, các em được thực hành bài học dạng trắc nghiệm qua thao tác trực tiếp trên thiết bị máy tính bảng kết nối wifi. Sau khi làm bài tập trên vở, học sinh chụp lại bằng máy tính bảng và tải lên phần mềm trong máy, kết nối với màn hình LCD của giáo viên. Giáo viên xem trên LCD sẽ biết học sinh đã nộp bài hay chưa. Các bài tập cũng được chấm điểm bằng máy tính, phân tích lỗi sai. Qua đó rút ngắn thời gian, giáo viên không cần phải xem xét và chấm bài cho từng học sinh.

Lớp học thông minh tại tiểu học NTN Bình Dương

Trước đó, trong năm 2019, dự án Smart Education của VNTT và OCG cũng đã được dạy thử nghiệm tại Trường tiểu học Ngô Thời Nhiệm (Bình Dương) và thu được kết quả rất tích cực. Có thể nhận thấy, qua việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng CNTT hiện đại theo mô hình lớp học thông minh, các em học sinh hào hứng hơn với tiết học. Các bài học cũng trở nên dễ hiểu hơn với các em nhờ có các ví dụ trực quan sinh động; việc được thực hành trực tiếp trên lớp đã giúp các em hiểu bài sâu hơn, từ đó phát huy được tính sáng tạo, năng lực tư duy, cách làm việc nhóm và các kỹ năng cần thiết khác.

Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống giáo dục thông minh trong thời đại 4.0 như hiện nay. Học sinh, sinh viên không còn phải học các bài giảng khô khan và thiếu thực tiễn. Công nghệ 4.0 giúp người học được trải nghiệm các kiến thức từ sách vở mà trước đây phải dùng trí tưởng tượng để hình dung.

Michel Bùi