Ngày 15/04/2021, VNTT đã tổ chức Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên VNTT năm 2021 tại trung tâm Hội Nghị và Triển Lãm Bình Dương.

Tham dự đại hội gồm có các thành viên Hội Đồng Quản trị VNTT, các thành viên Ban Kiểm Soát, Ban Tổng Giám Đốc và các cổ đông của công ty.
Tại Đại Hội, ông Huỳnh Quang Hải - chủ tịch HĐQT báo cáo các hoạt động của HĐQT năm 2020 và định hướng hoạt động năm 2021. Ông Giang Quốc Dũng - phó chủ tịch HĐQT bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 và kế hoạch kinh doanh năm 2021.
Mười tờ trình quan trọng đã được biểu quyết tại đại hội bao gồm:
1. Tờ trình 01/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua BCTC năm 2020 đã được kiểm toán, báo cáo của HĐQT, báo cáo của Ban kiểm soát năm 2020.
---> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
2. Tờ trình 02/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua báo cáo của TGĐ về kết quả kinh doanh năm 2020 (Tổng doanh thu: 328,519 tỷ, lợi nhuận sau thuế: 48,153 tỷ) và kế hoạch kinh doanh năm 2021 (Tổng doanh thu: 377 tỷ, lợi nhuận sau thuế: 35,5 tỷ).
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
3. Tờ trình 03/2021/TTr/HĐQT về việc phân phối lợi nhuận năm 2020: Trích quỹ đầu tư phát triển 14,446 tỷ, Thù lao HĐQT + BKS + Thư ký 700 triệu, khen thưởng ban điều hành 700 triệu, trích quỹ khen thưởng - phúc lợi 4,815 tỷ, chia cổ tức 29,382 tỷ, lợi nhuận chuyển năm sau 1,580 tỷ; và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021: Trích quỹ đầu tư phát triển 3,550 tỷ, Thù lao HĐQT + BKS + Thư ký 500 triệu, khen thưởng ban điều hành 500 triệu, trích quỹ khen thưởng - phúc lợi 2,840 tỷ, chia cổ tức 29,382 tỷ, lợi nhuận chuyển năm sau 308 triệu.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
4. Tờ trình 04/2021/TTr/HĐQT về mức chi trả thù lao HĐQT, BKS và thư ký HĐQT năm 2020: 700 triệu. HĐQT quyết định mức chi trả cụ thể cho từng thành viên; và kế hoạch chi trả thù lao HĐQT, BKS và thư ký HĐQT năm 2021: 500 triệu ủy quyền cho HĐQT quyết định mức chi trả cụ thể cho từng thành viên.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
5. Tờ trình 05/2021/TTr/HĐQT về việc chọn đơn vị kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C để thực hiện kiểm toán BCTC 2021.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
6. Tờ trình 06/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, niêm yết bổ sung thêm cổ phiếu, thay đổi điều lệ công ty:
- Phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ thực hiện quyền: SLCP phát hành 12.242.500 Cổ phiếu, giá phát hành 10.000đ / cổ phần.
- Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP): SLCP phát hành 1.224.250 Cổ phiếu (tương đương 5% VĐL), giá phát hành 10.000đ / cổ phần.
- Phát hành cổ phiếu theo hình thức riêng lẻ: SLCP phát hành 12.048.250 Cổ phiếu, giá phát hành không thấp hơn 12.843đ / cổ phần căn cứ theo giá trị sổ sách công ty theo BCTC kiểm toán năm 2020.
Sau khi hoàn tất đợt phát hành: số tiền dự kiến thu được sẽ được sử dụng như sau: Góp vốn thành lập công ty con VNTT Solutions 25 tỷ; Đầu tư hạ tầng viễn thông 50 tỷ; Bổ sung nguồn vốn lưu động 100 tỷ trở lên; Đầu tư các dự án bất động sản 120 tỷ.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 87,32%
--> Tỷ lệ biểu quyết không có ý kiến: 12,68%
7. Tờ trình 07/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua Điều lệ và Quy chế nội bộ về Quản trị công ty.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
8. Tờ trình 08/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua Quy chế hoạt động HĐQT.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
9. Tờ trình 09/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua Quy chế hoạt động Ban kiểm soát.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
10. Tờ trình 10/2021/TTr/HĐQT về việc thông qua bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty: Xây dựng nhà để ở, Xây dựng nhà không để ở, Xây dựng công trình đường bộ, Xây dựng công trình điện, Xây dựng công trình cấp thoát nước, Xây dựng công trình viễn thông thông tin liên lạc, Xây dựng công trình công ích khác, Phá dơ, Chuẩn bị mặt bằng, Hoàn thiện công trình xây dựng.
--> Tỷ lệ biểu quyết tán thành: 100%
Cũng tại đại hội, các thành viên HĐQT cũng lắng nghe và giải đáp đầy đủ các ý kiến thắc mắc từ các cổ đông của công ty.
Câu hỏi 1: Hiện tại công ty đang có phương án thành lập VNTT Solutions với định hướng hoạt động mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới nhưng tại sao vốn điều lệ chỉ là 25 tỷ?
Ông Nguyễn Bá Thước: thành lập VNTTS là một hướng đi rất hay, vấn đề là việc sử dụng hiệu quả vốn của cổ đông và giai đoạn đầu sẽ dùng với số vốn 25 tỷ, nhưng sau 6 tháng hoạt động sẽ đánh giá lại về kế hoạch và nhu cầu về các dự án từ VSIP, Becamex, VNTT, các công ty thành viên... HĐQT sẽ xem xét tăng vốn lên để VNTTS có thể phát triển mạnh hơn.
Câu hỏi 2: Việc chi 120 tỷ vào lĩnh vực BĐS liệu có đi vào vết xe đổ của các tập đoàn lớn khác?
Ông Nguyễn Bá Thước: định hướng của VNTT là công ty ICT. VNTT đang có cơ hội rất tốt khi được Becamex và các đối tác của Becamex dành cho một mảng thị trường BĐS để đầu tư ngắn hạn, trung hạn. Vì thế nên dùng 120 tỷ này để có được lợi nhuận cho việc phát triển mảng ICT.
Câu hỏi 3: Khi thành lập VNTTS thì đã định hướng đối thủ chưa và lợi thế cạnh tranh của mình là gì?
Ông Nguyễn Bá Thước: đội ngũ chủ lực của VNTTS sẽ được xây dựng có trình độ ngang tầm với các đối thủ hiện nay và ông Khang phó TGĐ VNTT đã trình bày mục tiêu trước mắt của VNTTS là sẽ thu hút, tuyển dụng người tài, có năng lực để cạnh tranh với đối thủ.
Nằm trong hệ thống Becamex, VNTTS sẽ có lợi thế trong việc nắm bắt nhu cầu và đưa ra giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu một cách tốt nhất. Đồng thời làm nền tảng cho giai đoạn phát triển thị trường bên ngoài sau khi có được các sản phẩm cạnh tranh.