Trong các ngày 29/04/21 và 12/05/21, phòng HC-NS đã phối hợp với công ty tư vấn L&A tổ chức 2 Workshop đào tạo thêm các ứng dụng của từ điển năng lực trong tuyển dụng và nhận diện tiềm năng của nhân viên.
Như chúng ta đã biết Từ điển năng lực là tập hợp tất cả các năng lực (Bao gồm kiến thức, thái độ, kỹ năng) được chuẩn hóa và áp dụng cho các chức danh công việc tại tổ chức, nó được xây dựng phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và đặc thù của tổ chức. Mỗi vị trí công tác trong tổ chức cần có khung năng lực áp dụng cho vị trí đó.
Tổ chức là một tập hợp những cá nhân làm việc với nhau nhằm đạt được mục đích, mục tiêu của tổ chức. Năng lực của tổ chức chính là năng lực của từng cá nhân tạo nên, được bồi dưỡng, phát triển thành năng lực cốt lõi đặc trưng của mỗi tổ chức.
Như vậy, nhiệm vụ của quản lý nhân sự chính là việc lựa chọn, phát triển, không ngừng tìm cách nâng cao và sử dụng hiệu quả năng lực làm việc của từng cá nhân.

Quá trình trên bắt đầu từ việc xác định những năng lực cần thiết, lựa chọn các cá nhân có năng lực phù hợp, sử dụng và khai thác năng lực, thường xuyên đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng năng lực đáp ứng với yêu cầu mới.
Workshop ứng dụng từ điển năng lực trong tuyển dụng giúp các cấp quản lý nhận định và tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất cho công ty và Hiểu rõ xuyên suốt cách phối hợp thực hiện tổ chức đánh giá dựa trên khung năng lực trong tuyển dụng.
Với phương pháp tuyển dụng truyền thống, công ty rất thiếu cơ sở để lựa chọn hồ sơ ứng tuyển (CV) phù hợp theo cấp độ năng lực từng vị trí cần và không đo lường chính xác được cấp độ năng lực của ứng viên so với tiêu chuẩn vị trí cần tuyển.
Khi tuyển dụng dựa vào khung năng lực thì công ty sẽ Có tiêu chuẩn năng lực để đăng tuyển, lựa chọn CV phù hợp cấp độ năng lực vị trí cần; Cấu trúc phỏng vấn có định hướng cụ thể, rõ ràng và Có công cụ đo lường chính xác được cấp độ năng lực của ứng viên so với tiêu chuẩn vị trí cần tuyển.

Tìm được nhân viên phù hợp đã khó, giữ chân và phát triển được cho nhân viên lại còn khó hơn. Trong các doanh nghiệp, việc quản lý nhân tài và quy hoạch đội ngũ kế thừa sẽ ngăn ngừa được sớm việc chảy máu chất xám, chuẩn bị cho các cấp quản lý và công ty mọi tình huống bất ngờ, giúp duy trì nguồn nhân lực chất lượng quan trọng, bù đắp thiếu hụt khi mở rộng quy mô.
Workshop nhận diện tiềm năng và phát triển đội ngũ kế thừa đã đặt ra một câu hỏi : “Nếu VNTT có TRE GIÀ mà MĂNG CHƯA MỌC thì vấn đề gì xảy ra?”

Workshop giúp các cấp quản lý hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý nhân tài và quy hoạch đội ngũ kế thừa trong doanh nghiệp; Biết các tiêu chuẩn để nhận diện các vị trí chủ chốt cũng như các vị trí kế nhiệm trong doanh nghiệp; Hiểu & áp dụng quy trình quy hoạch đội ngũ kế nhiệm để chọn ra đội ngũ kế nhiệm xứng đáng cho doanh nghiệp.
Vậy nhân tài là gì? Là những người có những dấu hiệu sau:

Khi đã xác định được nhân tài, việc tiếp theo là các cấp quản lý sẽ xác định các vị trí cần kế thừa và đội ngũ kế thừa. Đội ngũ kế thừa cần có những phẩm chất gì? Là các chuyên viên Đạt NĂNG LỰC CỐT LÕI 4-5, Vượt năng lực thuộc vị trí hiện tại ít nhất 20%, Vượt KPI thuộc vị trí hiện tại ít nhất 20%.
Workshop cũng đưa ra bộ công cụ 6B hữu hiệu để phát triển nhân tài hay đội ngũ kế thừa gồm:
1-BUYING (mua) nghĩa là tuyển dụng, tìm nguồn cung, và gắn chặt nhân sự tài năng vào tổ chức.
2-BUILDING (xây dựng) là phát triển nhân viên thông qua việc huấn luyện, thông qua công việc thực tế và qua kinh nghiệm sống.
3-BORROWING (vay mượn) là đưa kiến thức vào tổ chức thông qua các chuyên gia tư vấn hoặc các đối tác.
4-BOUNDING (ràng buộc) là bổ nhiệm đúng người vào những vị trí quan trọng.
5-BOUNCING (cắt giảm) là loại bỏ những nhân sự thừa, yếu kém để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, đồng thời tạo điều kiện cho nhân sự tìm được công việc phù hợp hơn.
6-BINDING là giữ chân nhân tài bằng chế độ đãi ngộ, lương thưởng và các hình thức khác.